Vị trí địa lý – dân số
- Diện tích: 36,9 km2
- Dân số: 6.012 người
Mật độ dân số 163 người/km2
- Vị trí địa lý: Xã Ân Hảo Đông nằm phía Bắc huyện Hoài Ân; Đông giáp xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn; Tây giáp xã Ân Hảo Tây; Bắc giáp xã An Hòa, huyện An Lão; Nam giáp xã Ân Mỹ.
Hành chính:
Xã Ân Hảo Đông có 7 thôn: Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Nam, Cảm Đức, Vạn Hòa, Hội Long, Hội Trung, Phước Bình.
Giao Thông
Ân Hảo Đông không có quốc lộ chạy qua, chỉ có tỉnh lộ ĐT629 nối với quốc lộ 1A tại Bồng Sơn, Hoài Nhơn, chạy qua địa phận của xã lên tới huyện lỵ An Lão và đi Ba Tơ, Quảng Ngãi; các đường liên thôn, xóm đã được pê tông hóa.
Văn hóa giáo dục
Ân Hảo Đông có 01 Trường Trung học cơ sở, 01 Trường Tiểu học với 03 điểm dạy (Bình Hòa Bắc, Hội Long, Hội Trung), 01 Trường Mầm non với 02 điểm dạy (Vạn Hòa và Phước Bình). Tại thời điểm tháng 4 năm 2011 các trường học đã được kết nối mạng Internet đến điểm trường chính.
Kinh tế - xã hội
Ân Hảo Đông có cơ cấu kinh tế chính là sản xuất ngành nông, lâm nghiệp. Trên lĩnh vực nông nghiệp, nông dân trên địa bàn xã sản xuất một số cây trồng chính như: lúa nước, cây ăn quả, rau màu các loại… người dân có nghề truyền thống là Trồng dâu nuôi tằm và dựa và nghề này đã giúp người dân nơi đây thoát nghèo và tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, hiện nay toàn xã có 110ha diện tích trồng dâu với 104 hộ nuôi tằm. Những năm gần đây nhờ vào chủ trương của huyện về việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. UBND xã cùng nông dân đã hình thành và phát triển nhiều diện tích trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như Bưởi da xanh, dừa xiêm, chôm chôm, sầu riêng,,.. đặc biệt là người nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật và có kế hoạch sản xuất gối vụ trồng và thu hoạch Ngô tươi quanh năm mang lại giá trị kinh kế cao.
Lịch sử
Đôi nét về lịch sử, mảnh đất, con người Ân Hảo Đông.
Ân Hảo Đông được tách ra từ xã Ân Hảo theo Nghị định số 66/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2007, là xã trung du, miền núi nằm ở phía Bắc của huyện Hoài Ân. Trải qua hàng trăm năm hình thành, xây dựng và bảo vệ quê hương, người dân Ân Hảo Đông luôn đoàn kết xây dựng và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam. Người dân Ân Hảo Đông luôn tự hào với một kho tàng văn học dân gian phong phú, bao gồm nhiều thể loại ca dao, bài chòi, hát đối, hò vè, hát ru,…
Nhân dân Ân Hảo Đông vốn có truyền thống đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống ngoại xâm kiên cường. Với thành tích trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Ân Hảo Đông được chủ tịch nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.